Khái niệm hợp đồng ủy quyền 

0
772

Khái niệm hợp đồng ủy quyền 

Hợp đồng ủy quyền là một trong các hình thức hợp đồng được sử dụng phổ biến trong giao dịch dân sự. Quy định về hợp đồng ủy quyền được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể như sau: 

1.  Hình thức của hợp đồng ủy quyền

Có thể là bằng văn bản hoặc lời nói.

Hình thức bằng lời nói: Các bên tham gia hợp đồng ủy quyền chỉ cần thỏa thuận bằng lời nói với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này được sử dụng khi các bên có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc các đối tác lâu năm. 

Ví dụ: Bằng lời nói, A và B là anh em ruột, A ủy quyền cho B quản lý cửa hàng kinh doanh xăng dầu của A khi A đi vắng.

Hình thức văn bản: Các bên trong hợp đồng ủy quyền ghi nhận lại bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên ghi nhận các nội dung thỏa thuận cơ bản và cả hai bên hoặc một bên ủy quyền ký tên vào văn bản ủy quyền, thông thường văn bản ủy quyền được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản. Văn bản ủy quyền có thể được công chứng/chứng thực hoặc không tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật.

Trong BLDS 2015 không quy định hình thức của hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên có quy định khi hợp đồng giao kết lại cho người thứ 3 thì phải theo hình thức của hợp đồng ban đầu.

2.  Năng lực giao kết

Năng lực giao kết là năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể trong giao kết hợp đồng ủy quyền.

Chủ thể trong giao kết hợp đồng ủy quyền có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

 

3.  Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền

–         Hợp đồng ủy quyền hết hạn.

Điều 563 BLDS 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Trong trường hợp không có thỏa thuận, hợp đồng ủy quyển có hiệu lực là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Trong trường hợp này có thể hiểu là hợp đồng ủy quyền sẽ kết thúc ngay khi hết thời hạn bất kể công việc đã hoàn thành chưa.

–         Công việc ủy quyền được hoàn thành.

Đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng phổ biến nhất. Bản chất của hợp đồng ủy quyền là người ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện những công việc nhất định. Những công việc này lẽ ra người ủy quyền phải làm nhưng vì một lý do nhất định người ủy quyền không thể trực tiếp thực hiện được; pháp luật cho phép ủy quyền cho người khác thực hiện thay thông qua hợp đồng ủy quyền. Do vậy, khi công việc ủy quyền được hoàn thành thì hợp đồng ủy quyền đương nhiên hết hiệu lực cho dù có thể thời hạn trong hợp đồng vẫn còn.

–         Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền.

Quy định tại điều 569 BLDS 2015 trong đó có thể hiểu như hai trường hợp dưới đây:

  1. Khi bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Với trường hợp hợp đồng không có thù lao, bên ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý.

Với trường hợp hợp đồng có thù lao, bên ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao tương ứng với công việc đã thực hiện và bồi thường thiệt hại

  1. Khi bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Với trường hợp không có thù lao, bên ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền một thời gian hợp lý.

Với trường hợp có thù lao, bên được ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu có.

–         Một trong các bên đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là chết, mất tích, mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Quan hệ chủ thể trong hợp đồng ủy quyền gắn liền với quan hệ nhân thân, vì vậy trong trường hợp một trong các bên đã chết, mất tích hoặc hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự mà không thể thực hiện được công việc ủy quyền thì ngay cả trong trường hợp hợp đồng vẫn còn thời hạn thì hợp đồng ủy quyền cũng đương nhiên chấm dứt. 

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.